"Xin chào các anh chị đã xem livestream. Shop em tên là "Hào Ba Bánh" chuyên các món ăn vặt". Anh Đỗ Xuân Hào (36 tuổi,ạnhphúcchắtchiucủađôivợchồngkhuyếttậtbánđồăntrênmạtỷ lệ cược pháp đức ở H.Hóc Môn, TP.HCM) mở đầu buổi livestream bằng giọng nhỏ nhẹ. Dù mỗi video chỉ có 5 - 10 người xem nhưng người đàn ông có đôi tay co quắp này vẫn miệt mài lên hình.
Kiên trì!
Tay anh Hào khá yếu nhưng mỗi lần livestream đều cố gắng cầm từng sản phẩm giới thiệu đến mọi người. Người đàn ông cũng gặp nhiều khó khăn trong việc để điện thoại vào chân máy, tương tác với người xem. Anh bị sốt bại liệt từ năm một tuổi. Kể từ đó, tay anh không cử động được như người bình thường. Khoảng 4 - 5 tuổi, anh nhận thức việc bản thân không may mắn, phải nghe những lời trêu chọc.
Người cha khuyết tật livestream bán hàng nuôi con: ‘Chỉ vài người xem vẫn live’
"Đến năm 8 tuổi, tôi mới bắt đầu cầm bút viết. Mỗi lần viết phải dùng 2 tay đè lên nhau nếu không chữ sẽ rất xấu. Lớn lên, tôi trải qua nhiều công việc chân tay như trực quán internet, bán vé số, bán hoa lan… Khi biết bản thân không bình thường cũng rất buồn nhưng nghĩ lại trong cuộc sống còn có nhiều người khó khăn hơn nhưng họ vẫn vươn lên. Tôi học họ điều đó và suy nghĩ tích cực hơn", anh bộc bạch.
Cách đây 4 tháng, anh nhận ra sức khỏe không cho phép nên không thể dầm mưa dãi nắng ngoài đường mãi. Anh nghĩ đến việc bán hàng online để chủ động thời gian và thử sức với công việc mới. Anh bàn với vợ và được chị đồng ý.
"Ban đầu tôi thấy khá khó khăn vì mắc cỡ. Trước giờ chưa bán hàng nên ngại không biết nói gì với mọi người. Sau khoảng gần một tháng tôi mới tự tin nói chuyện trước màn hình. Công việc này cũng lắm thử thách vì nhiều người cùng bán hàng, sự cạnh tranh tăng lên cao. Tuy nhiên, tôi nghĩ kiếm tiền chưa bao giờ là điều dễ dàng, cứ xem đây là một cơ hội", anh bộc bạch.
Cố gắng vươn lên
Năm 2006, từ quê Bình Phước lên TP.HCM tham gia lớp học dành cho người khuyết tật. Cơ duyên giúp anh gặp chị Huỳnh Thị Ngọc Mỹ (39 tuổi). Anh học nghề vi tính còn chị học may. Chị Mỹ bị khuyết tật về chân, đi lại không được như người bình thường. Năm 2014, sau thời gian tìm hiểu, hai người đăng ký kết hôn, chính thức trở thành vợ chồng. Cùng số phận, cùng hoàn cảnh nên họ đồng cảm, yêu thương nhau chân thành. Hiện, vợ chồng có một con gái 7 tuổi. Con gái vừa là động lực, là tương lai nên mọi tình thương, sự cố gắng hai vợ chồng đều dồn hết vào con.
Trang Phạm: Thật sự rất thương những người có hoàn cảnh như anh, chúc anh buôn may bán đắt.
Hồ Thi: Cố gắng lên anh, quý anh vì thấy anh vượt khó.
Với anh, vợ là người dễ tính, thoải mái và hòa đồng. Tay anh không giơ lên cao được nên chị Mỹ là người chuẩn bị, sắp xếp sản phẩm. Chị cũng là người chiếu đèn sáng và đưa ra những góp ý để những buổi livestream sau có nhiều tương tác. Trong căn nhà khá rộng, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng, 2 vợ chồng thuê với giá 3,5 triệu đồng/tháng để gia đình tiện bán hàng, sinh hoạt. "Giờ tôi đã có gia đình nên vợ chồng động viên nhau vì con mà cố gắng. Hằng ngày, tôi vừa bán hàng vừa đón con đi học bằng xe ba bánh, vợ ở nhà phụ giúp, lo cơm nước. Vợ chồng sẽ cố gắng kiếm tiền để con được học hành đàng hoàng, không bị thiệt thòi, vì tương lai con", người chồng trải lòng.
Chị Mỹ chia sẻ, khi chồng bàn chuyện bán hàng online, chị ủng hộ ngay. Hai người đều có những khiếm khuyết nên việc nào anh không làm được chị sẽ làm thay và ngược lại.
"Anh là người kiên trì, hiền lành và chịu khó. Tôi cứ động viên anh tích cực livestream, đầu tư sản phẩm tốt để khách mua và giới thiệu cho người khác. Tôi mong vợ chồng có sức khỏe, kênh bán hàng được nhiều người mua ủng hộ có tiền nuôi con, trang trải cuộc sống", người vợ nói.
Hàng xóm xung quanh cũng cảm kích tinh thần cố gắng vươn lên của vợ chồng anh Hào. Bà Lê Thị Mích (76 tuổi) chia sẻ: "Vợ chồng họ rất yêu thương nhau, bảo ban buôn bán. Tôi thấy họ rất chăm chỉ, cả hai miệt mài làm việc ngày này qua ngày khác".